Menu Tìm Trang chủ

Cúm B: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và vaccine

Cập nhật: 11/11/2022
Cỡ chữ    

1. Tìm hiểu về hiện trạng dịch cúm B

Virus cúm B được phát hiện trong đợt bùng phát một bệnh hô hấp cấp tính vào năm 1940 ở Bắc Mỹ. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết :" Cúm B là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch Covid 19, các nghiên cứu thấy rằng cúm B gặp khoảng 40%, cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, cúm D".

Bệnh cúm B là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, tạo ra dịch do virus cúm B thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. 

Virus cúm B có hình cầu, đường kính 80- 100 nm, chứa ARN sợi đơn (là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò trong mã hoá, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gen). Cấu trúc ARN của virus cúm B phân làm 8 đoạn gen. Bên ngoài của virus được cấu tạo bởi hai lớp lipid (chất béo), trên bề mặt của lớp lipid có những điểm trồi lên giống như lông.

Bệnh cúm B thường xảy ra ở những người có sức đề kháng kém, chưa có miễn dịch cúm B (chưa tiêm phòng cúm B). Đặc biệt, bệnh thường xảy ra vào thời điểm Đông Xuân, khi nhiệt độ thời tiết có sự thay đổi thất thường và dễ dàng lây lan từ người - người qua đường hô hấp.

Người bị bệnh cúm khi ho, hắt hơi hay nói to virus sẽ theo các giọt nước bắn ra không khí xung quanh, người khỏe mạnh sẽ hít phải virus qua đường hô hấp. Tại đường hô hấp, virus cúm sẽ bám vào các tế bào hình trụ của niêm mạc đường hô hấp, xâm nhập vào bên trong tế bào và sinh sản ồ ạt khiến tế bào niêm mạc đường hô hấp bị phá hủy và bong ra. Sự phát triển ồ ạt của virus cúm sẽ gây ra những triệu chứng điển hình của người bệnh bị cúm.

Cúm B có thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ cho tới tối đa là 48 giờ.

Theo nghiên cứu từ các tổ chức Y Tế tế giới: Virus cúm B gây dịch tại địa phương với chu kì từ 5 đến 7 năm.

Dịch cúm B phổ biến và nguy hiểm thời điểm giao mùa

Dịch cúm B phổ biến và nguy hiểm thời điểm giao mùa


2. Triệu chứng cúm B dễ nhận biết:

* Các dấu hiệu ban đầu của bệnh cúm B tương tự bệnh lý cảm cúm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

* Bệnh cúm B là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các triệu chứng điển hình như sau:

- Sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao ở nhiệt độ khoảng từ 39°C đến 41°C. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.

- Ớn lạnh

- Nhức đầu, đau toàn thân

- Mệt mỏi bơ phờ, đổ mồ hôi

- Sổ mũi, hắt hơi, đau họng

- Ho khan, thường nặng và kéo dài

- Kèm theo các triệu chứng đường tiêu hoá như: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, ăn không ngon miệng, thường xảy ra ở trẻ em.

- Thần kinh: có thể có phù não, cường thần kinh phó giao cảm với các biểu hiện là: mặt đỏ, mắt đỏ, tiết nhiều dịch.

* Dấu hiệu bệnh cúm B bị biến chứng nặng:

- Người bị bệnh sốt cao trên 39°C kéo dài kèm theo: khó thở, thở gấp; đau tức ngực; nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài; chóng mặt…

- Trẻ em bị cúm B có triệu chứng: khó thở, thở gấp, sốt cao trên 38.5°C kéo dài hoặc sốt phát ban, co giật, nôn nhiều, da xanh tái, lười ăn, ngủ nhiều, viêm dạ dày ruột…

- Người mắc các bệnh mãn tính (lâu ngày) về phổi, thận, tim, thiếu máu hoặc người bệnh có sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, người lớn tuổi: bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành: viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim, viêm tai, viêm não, nhiễm trùng huyết và nặng nhất là khiến người bệnh tử vong.

Virus Cúm B là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người có sức đề kháng kém, chưa được tiêm phòng vaccine

Virus Cúm B là nguyên nhân gây bệnh cúm ở người có sức đề kháng kém, chưa được tiêm phòng vaccine

 

3. Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào?

- Tỷ lệ mắc: virus cúm A chiếm 75% trong tổng số trường hợp người bị cúm, trong khi virus cúm B chỉ chiếm 25% trong tổng số trường hợp.

- Đặc điểm gây bệnh: Cúm A gây ra những đại dịch nguy hiểm trên người; cúm B là bệnh lành tính, gây bệnh cúm thông thường.

- Tỷ lệ trẻ em (dưới 12 tháng tuổi) nhập viện: do nhiễm cúm A nhiều hơn do nhiễm cúm B.

- Khả năng gây bệnh: Cúm A thường gây ra đại dịch với chu kì 7 đến 10 năm, cúm B gây dịch tại địa phương với chu kì từ 5 đến 7 năm.

-Type (phân loại): Cúm A có nhiều loại: cúm A0, cúm A1, cúm A2…, trong khi cúm B không được phân loại thành các phân nhóm nhưng có thể được chia thành các dòng (dòng Yamagata, dòng Victoria).

- Đối tượng lây nhiễm: Cúm A có thể nhiễm cho người và động vật, cúm B chỉ ảnh hưởng đến người.

- Thời tiết: Cúm A thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng, trong khi cúm B thường xảy ra trong thời tiết giao mùa đông xuân…

Không thể phân biệt giữa nhiễm virus cúm A và B bằng triệu chứng lâm sàng.
 

4. Tư vấn, cúm B có nguy hiểm không?

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho biết cúm B rất dễ lây lan,có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là các đối tượng dưới đây:

- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm B, biến chứng hay gặp nhất là viêm phổi.

- Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.

- Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh được 2 tuần.

- Người bệnh có sức đề kháng kém hoặc mắc các bệnh mãn tính.
 

5. Hướng dẫn điều trị cúm B đúng cách, khỏi dứt điểm:

5.1 Nguyên tắc điều trị bệnh cúm B ở người

- Người bệnh bị cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm phải được cách ly y tế và khai báo cho cơ sở y tế.

- Đánh giá tình trạng và phân loại mức độ bệnh. 

- Điều trị các triệu chứng cho người bệnh như: hạ sốt, giảm đau, thuốc chữa ho, truyền nước và điện giải…

- Kháng sinh tuy không còn tác dụng với virus cúm B nhưng vẫn được dùng trong điều trị hoặc dự phòng các biến chứng thứ phát (đầu tiên) do virus cúm gây ra.

- Ưu tiên điều trị tại địa phương nơi người bệnh sinh sống nếu cơ sở y tế tại địa phương có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị điều trị được.

Hướng dẫn điều trị bệnh cúm B dứt điểm

Hướng dẫn điều trị bệnh cúm B dứt điểm


5.2. Hướng dẫn cách chữa bệnh cúm B khỏi dứt điểm

- Có thể dùng nước tỏi nồng độ 5% nhỏ mũi hàng ngày khi có tiết dịch ở mũi.

- Vitamin C

- Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng.

- Đeo khẩu trang khi cần thiết, thường xuyên rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng nước súc miệng, nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mũi.

- Các biện pháp điều trị trong dân gian: ăn cháo hành, tía tô. Xông bằng nước nóng của các loại lá có mùi thơm như: bưởi, cam, tre, tía tô, kinh giới, sả, chanh, gừng…

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ…


5.3 Thuốc điều trị bệnh cúm B hiệu quả

Thuốc ức chế neuraminidase (là một enzym có bản chất là glycoprotein và mang tính kháng nguyên có trên bề mặt của virus cúm) : 

- Oseltamivir (Tamiflu) 75mg:

+ Hoạt chất chính: Oseltamivir.

+ Dùng để điều trị: chỉ định ở người lớn và trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh có các triệu chứng điển hình của bệnh cúm B; phòng ngừa bệnh cúm trong đợt bùng phát đại dịch cúm.

+ Liều dùng: sử dụng đường uống, một viên nang 75mg x 2 lần/ ngày.

+ Đối tượng: tất cả các đối tượng, trừ dùng cho trẻ sơ sinh dưới 36 tuần tuổi do các cơ quan trọng cơ thể chưa hoàn thiện.

+ Chống chỉ định: người bệnh quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc, người bệnh bị suy thận cần phải điều chỉnh liều dùng thích hợp.

- Zanamivir (Relenza) 5mg: 

+ Hoạt chất chính: Zanamivir.

+ Dùng để điều trị: điều trị cúm ở người lớn và trẻ em (lớn hơn và bằng 5 tuổi) có các triệu chứng điển hình của bệnh cúm B khi dịch cúm đang lưu hành trong cộng đồng, điều trị dự phòng bệnh cúm khi tiếp xúc với người bị cúm hoặc dự phòng cúm B theo mùa trong đợt bùng phát cộng đồng.

+ Liều dùng: dùng bằng đường hô hấp bằng cách hít bằng miệng, 2 lần hít x 2 lần/ ngày, mỗi lần hít 10mg.

+ Đối tượng: tất cả các đối tượng, trừ dùng cho trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi.

+ Chống chỉ định: người bệnh quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc, người bệnh dị ứng đạm sữa.


5.4 Hướng dẫn điều trị cúm khi có biến chứng: 

- Hỗ trợ hô hấp khi người bệnh có biểu hiện suy hô hấp: thở bình oxy, thông khí nhân tạo, thở CPAP (khi thở bình oxy không hỗ trợ được hô hấp cho người bệnh).

-  Sử dụng kháng sinh trong các trường hợp người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn (nhiễm nhiều vi khuẩn cùng lúc với virus cúm).

Cúm B là chủng cúm phổ biến trên thế giới, nhưng so với cúm A thì cúm B ít nguy hiểm hơn. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho virus cúm B phát triển. Đa số những người mắc cúm B sẽ khỏi sau vài ngày điều trị, nghỉ ngơi nhưng người bệnh không được chủ quan; nếu không sẽ dẫn hết hậu quả nghiêm trọng nhất là tử vong.

Tin tức cùng chuyên mục
Những điều mà AI có thể làm trong y tế
Những điều mà AI có thể làm trong y tế
Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Đặc biệt với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo thì các đối tượng như bác sĩ, bệnh viện, công ty bảo hiểm và các ngành có quan hệ tới chăm sóc sức khỏe đều bị ảnh hưởng trong nhiều trường hợp đó là những ảnh hướng tích cực hơn các ngành công nghiệp khác.
Top 6 phần mềm quản lý phòng khám tư tốt nhất, bạn đã biết?
Top 6 phần mềm quản lý phòng khám tư tốt nhất, bạn đã biết?
Nếu search trên google với từ khóa "phần mềm quản lý phòng khám" , chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi có rất nhiều phần mềm đến từ các đơn vị cung cấp khác nhau, điều này làm bạn bối rối? Chúng tôi đã tìm hiểu và lọc thông tin, tìm ra top 6 phần mềm quản lý phòng khám để bạn tham khảo, cùng xem bài viết dưới đây nhé!
Nghị quyết 30/NQ-CP mới ban hành tháo gỡ khó khăn về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
Nghị quyết 30/NQ-CP mới ban hành tháo gỡ khó khăn về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
Bộ Y tế tham mưu, trình Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc,trang thiết bị Y tế
Cảnh báo: Đừng bao giờ ăn muộn!
Cảnh báo: Đừng bao giờ ăn muộn!
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng, so với việc ăn sớm hơn trong ngày, ăn muộn có thể thúc đẩy tăng cân và có tác động bất lợi đến quá trình chuyển hóa năng lượng và các dấu hiệu nội tiết tố có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Thực hư về chuyện lá ớt chữa đột quỵ
Thực hư về chuyện lá ớt chữa đột quỵ
Lá ớt chữa đột quỵ là bài thuốc được nhiều người truyền tai nhau. Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não là nỗi ám ảnh của mọi người, đặc biệt là những người lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp… Bởi vậy các phương pháp điều trị đột quỵ được nhiều người tìm kiếm, trong đó là ớt là một trong bài thuốc được biết đến nhiều nhất về tác dụng phục hồi và điều trị tai biến. Nhưng sự thật có phải như thế?
Thực hư chuyện sơ cứu đột quỵ bằng kim
Thực hư chuyện sơ cứu đột quỵ bằng kim
Phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp được cộng đồng mạng truyền nhau thời gian gần đây. Tuy nhiên thực hư của các sở cứu này như thế nào? Nó có thật sự hiệu quả? Dưới cái nhìn của Y Khoa thì có nên thực hiện sơ cứu khi bị tai biến bằng kim không?
Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi 2023
Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi 2023
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều 9/1/2023, với đa số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Vậy luật KCB sửa đổi lần này có gì thay đổi nổi bật?
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim
Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Rối loạn nhịp tim là nguyên chủ yếu của nhiều trường hợp đột tử hiện nay. Người bị rối loạn nhịp tim ngoài uống thuốc và sử dụng các phương pháp điều trị can thiệp cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý như: các món rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc, thịt cá...
Thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh tại phòng khám, bệnh viện
Thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh tại phòng khám, bệnh viện
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, trở thành chủ trương của Nhà nước. Ngành y tế cũng không nằm ngoài xu thế này và nhiều bệnh viện đã và đang triển khai các các phương thức thanh toán điện tử đối với viện phí, nhằm mục tiêu giảm thủ tục và thời gian đợi chờ cho người bệnh.
Các lợi ích khi áp dụng phần mềm quản lý phòng khám nhi
Các lợi ích khi áp dụng phần mềm quản lý phòng khám nhi
Việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý từ lâu đã giúp cho chủ phòng khám nhi có thể quản lý tốt hơn, giúp bác sĩ có thể an tâm khám chữa bệnh, đồng thời hỗ trợ công việc của phòng khám vận hành theo quy chuẩn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những lợi ích cụ thể mà phần mềm quản lý phòng khám nhi đem lại.
Tại sao tắm đêm bị đột quỵ? Cách xử trí và phòng ngừa
Tại sao tắm đêm bị đột quỵ? Cách xử trí và phòng ngừa
Thời gian gần đây, báo chí thường xuyên đưa tin về các trường hợp tắm đêm đột quỵ và không được sơ cứu kịp thời dẫn tới tử vong. Dù báo chí, truyền hình đã nhiều lần đưa tin cảnh báo về tình trạng đột quỵ do tắm đêm tuy nhiên vẫn còn nhiều người thờ ở và giữ thói quen xấu này dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng.
Nhồi máu cơ tim là gì? 8 điều quan trọng cần lưu ý
Nhồi máu cơ tim là gì? 8 điều quan trọng cần lưu ý
Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người đang mắc bệnh mạch vành. Đây là một bệnh lý xảy ra đột ngột và có tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người cần trang bị các kiến thức như cấp cứu nhồi máu cơ tim, dấu hiệu - triệu chứng phát bệnh...
Uống trà Lipton có mất ngủ không? Sự thật có như lời đồn?
Uống trà Lipton có mất ngủ không? Sự thật có như lời đồn?
Uống trà Lipton có mất ngủ không?Trà lipton là thức uống được nhiều người lựa chọn do đặc điểm dễ uống, nồng độ đường thấp. NGoài ra, đây cũng là món được lựa chọn làm quà tặng người thân trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, bạn đã thực sự nắm được các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của trà lipton đối với giấc ngủ và cơ thể chưa?
Top 7 những dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng
Top 7 những dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng
Dấu hiệu đột quỵ hay tai biến mạch máu não thực chất xuất hiện trước cơn đột quỵ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng ấy thường xuyên bị bỏ qua. Tới khi đột quỵ xảy ra bất ngờ có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm: tần tật, liệt toàn thân thậm chí tử vong. Hãy nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ nhẹ và nặng cảnh báo cơn đột quỵ cùng những phương pháp phát hiện dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ.
Góc nhìn Y học về việc đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
Góc nhìn Y học về việc đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
Phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ được truyền tai nhau như 1 cách đơn giản để kiểm tra đột quỵ tại nhà. Điều này đã tạo nên một trào lưu trên cộng đồng trên khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok.. trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng. Trước đó, đã có hơn 2000 người tham gia hưởng ứng thử thách này. Tuy nhiên, phương pháp đứng 1 chân test đột quỵ có thật sự chính xác?
Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?
Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?
Nhiều người bệnh cho rằng bệnh đột quỵ và bệnh tai (tai biến mạch máu não) là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì thực chất chúng chỉ chung một căn bệnh cấp tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Lợi ích mà hệ thống PACS đem lại trong y tế
Lợi ích mà hệ thống PACS đem lại trong y tế
Việc triển khai hệ thống PACS cho các cơ sở khám chữa bệnh sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong hoạt động quản lý.
Bạn đã biết gì về AI trong y tế?
Bạn đã biết gì về AI trong y tế?
Chắc hẳn đến giờ không còn ai xa lạ với khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI) nữa. Theo xu hướng công nghệ 4.0, AI được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như: giáo dục, xe cộ, các thiết bị di động, mua sắm ..... Và đặc biệt là trong y tế, có thể nói ứng dụng của AI trong việc chăm sóc sức khỏe con người là ứng dụng có ý nghĩa thực tế nhất bởi nó liên quan mật thiết với sự sống của chúng ta. Vậy cụ thể AI đóng vai trò gì trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, cùng Nanosoft điểm qua nhé!
Chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử
Chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử
Tính đến thời điểm hiện tại, việc đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đẩy mạnh việc triển khai Thông tư số 54/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử đã được triển khai ở nhiều đơn vị y tế, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đồng đều.
Cách mổ đục thủy tinh thể an toàn, điều trị bệnh dứt điểm
Cách mổ đục thủy tinh thể an toàn, điều trị bệnh dứt điểm
Mổ đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tán nhỏ và hút thủy tinh thể bị đục ra ngoài và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo. Tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn còn băn khoăn nhiều vấn đề xoay quanh phẫu thuật đục thủy tinh thể như: chi phí mổ đục thủy tinh thể có bảo hiểm, mổ đục thủy tinh thể kiêng gì?
Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfLKUaRdZ9gClgxwRPKy9C7QY6P3sdpnwAfKkZgMpHxAdLb0A/viewform
Support
Hãy gọi tới số 1900 4757 chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ bạn xử lý mọi sự cố phát sinh 24/7.
Hotline
081.263.8888 - 0914.633.643 - 1900 4757 Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các giải pháp
Email
Hãy gửi yêu cầu của bạn tới địa chỉ Email: info@nanosoft.vn. Chúng tôi sẽ giải quyết và phản hồi một cách nhanh nhất.
Phiên bản máy tính
Liên hệ với Nanosoft
[A]: Số 2 C9B Tô Hiệu - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
[O]: Số 1 ngách 163/8 Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
[T]: 1900 4757 -  Fax: 024 7301 2134
[W]: www.nanosoft.com.vn
[E]: info@nanosoft.vn
Thông tin liên hệ các bộ phận
Bộ phận kinh doanh
024 7301 2134
Bộ phận hỗ trợ
1900 4757
Thành viên của các tổ chức
Dun
© Bản quyền thuộc về Nanosoft.com.vn
Call now 0914 633 643