Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, trở thành chủ trương của Nhà nước. Ngành y tế cũng không nằm ngoài xu thế này và nhiều bệnh viện đã và đang triển khai các các phương thức thanh toán điện tử đối với viện phí, nhằm mục tiêu giảm thủ tục và thời gian đợi chờ cho người bệnh.
Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1.1.2019, Chính phủ yêu cầu 100% trường học, bệnh viện trên địa bàn đô thị phải thu học phí, viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên thanh toán trên thiết bị di động, máy POS. Nhiệm vụ này được Chính phủ yêu cầu hoàn thành trước tháng 12.2019. Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết đến nay dù có nhiều cố gắng từ Bộ y tế và các bệnh viện tuy nhiên kết quả thực tế đạt được vẫn chưa được như kỳ vọng. Vậy hãy cùng Nanosoft nhìn lại vấn đề này và phân tích những thuận lợi khó khăn khi triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trong bệnh viện.
Đầu tiên cần điểm lại các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt hiện nay
-
Phương thức chuyển khoản
-
Phương thức sử dụng thẻ quốc tế VISA, Master, JCB
-
Phương thức sử dụng thẻ Napas
-
Phương thức qua thẻ khám chữa bệnh thông minh theo chương trình Một thẻ quốc gia do Bộ Công thương ban hành
-
Phương thức qua ví điện tử
-
Thẻ thanh toán của bệnh viện
-
Phương thức Sử dụng mã QR Code
Lợi ích của thanh toán viện phí không dùng tiền mặt là gì?
+ Đối với bệnh viện
-
Đơn giản hóa thủ tục
-
Phục vụ bệnh nhân tốt hơn, không còn phải xếp hàng đợi thanh toán
-
Giảm thiểu rủi ro giao dịch tiền mặt (nhầm lẫn, thống kê, đối soát)
-
Giảm chi phí quản lý, kiểm đếm, in ấn đơn/phiếu
-
Tiết kiệm chi phí, nhân lực, giúp Bệnh viện quản trị hiệu quả.
-
Rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh
-
Tích hợp với hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ bệnh án điện tử
+ Đối với người dân
+ Đối với cộng đồng, xã hội
-
Giúp các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán dễ dàng triển khai các dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại bệnh viện.
-
Việc kết nối thanh toán được nhanh chóng, không mất nhiều công sức, giảm chi phí xã hội và không phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, đơn vị xây dựng phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện.
-
Tạo môi trường bình dẳng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai của các cơ sở KCB
+ Thuận lợi
-
Việt Nam có hơn 96 triệu dân, 90 triệu thẻ nội địa, mỗi năm trên 15 triệu du khách dùng thẻ quốc tế, trên 45 triệu người có tài khoản đang sử dụng 34 ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc 32 ví điện tử (sau đây gọi tắt là phương tiện thanh toán) có thể thanh toán viện phí.
-
Gần 14.000 cơ sở y tế sử dụng tài khoản ngân hàng nhận thanh toán, trên 90% sử dụng phần mềm khám chữa bệnh HIS để quản lý và kết nối với Cơ sở dữ liệu (CSDL) y tế.
-
Có nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: thẻ sử dụng POS, ATM hoặc cài thẻ vào điện thoại để thanh toán; dùng điện thoại sử dụng ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử hoặc quét mã QR để thanh toán.
+ Khó khăn
-
Người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, ứng dụng mobile để thanh toán.
-
Các vùng sâu, vùng xa, miền núi chưa có đủ các điều kiện để triển khai.
-
Việc kết nối thanh toán giữa ngân hàng và hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện HIS còn gặp nhiều khó khăn.
-
Chỉ có không quá 5 phương tiện thanh toán có kết nối với hệ thống HIS nên chưa cập nhật được thông tin thanh toán tại thời điểm thanh toán hoặc cuối ngày/ tháng/ quý/ năm.
-
Phí thanh toán không dùng tiền mặt còn cao.
Vậy giải pháp để đẩy nhanh việc ứng dụng không dùng tiền mặt trong các cơ sở y tế là gì?
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, Cục CNTT đề xuất các giải pháp sau:
-
Quy định chuẩn thông tin thanh toán y tế
-
Quy định chuẩn kết nối ngân hàng nhận thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện HIS của cơ sở y tế và CSDL y tế
-
Quy định chuẩn kết nối thẻ NAPAS với hệ thống thông tin bệnh viện HIS của cơ sở y tế.
-
Quy định cấu trúc thông tin QR y tế trong thanh toán viện phí.
Các chuẩn và quy định này hỗ trợ các bệnh viện, cơ sở y tế và các phương tiện thanh toán như:
-
Kết nối, đồng bộ, đối soát tài khoản ngân hàng với hệ thống thông tin bệnh viện của cơ sở y tế và CSDL y tế;
-
Kết nối, đồng bộ thanh toán bằng QR với hệ thống thông tin bệnh viện của cơ sở y tế và CSDL y tế
-
Ngân hàng nhận thanh toán tự động gửi sao kê theo lịch ngày đến hệ thống thông tin bệnh viện của cơ sở y tế và CSDL y tế.
Phần mềm quản lý bệnh viện và phòng khám của Nanosoft có thể tích hợp được các loại thanh toán không dùng tiền mặt nào?
Các phần mềm Nano Hospital và Nano Clinic của Nanosoft có thể tích hợp với tất cả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, cụ thể:
-
Kết nối với các ngân hàng qua API cho các hình thức thanh toán như: Xác nhận chuyển khoản trên phần mềm, Xác nhận thanh toán khi quẹt thẻ Visa, Master, Thẻ Napas,
-
Kết nối với các ví điện tử, đơn vị thanh toán trung gian hoặc ngân hàng trong các hình thức như: Thanh toán của QR Code, thanh toán qua ví điện tử như Momo, vnpay, grappay...
-
Kết nối với các đơn vị phát hành thẻ thanh toán như thẻ một cửa quốc gia hoặc thẻ bệnh nhân thông minh.
-
Đặc biệt Nano Hospital có phân hệ quản lý phát hành thẻ của bệnh viện, thẻ tạm ứng viện phí, Voucher, tích điểm....
Công ty cổ phần công nghệ Nanosoft luôn sẵn sàng tư vấn cho các cơ sở khám chữa bệnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.
Hãy liên hệ đến số Hotline hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn Hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NANOSOFT
Địa chỉ: Số 1, ngách 163/8 Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 081 263 8888 – Support: 1900 4757
Email: info@nanosoft.vn