Menu Tìm Trang chủ

Chất lượng và an toàn thiết bị y tế: Sai một ly đi… cả mạng người

Cập nhật: 01/11/2017
Cỡ chữ    

Những sự cố y khoa liên quan đến trang thiết bị y tế, mà gần đây nhất là sự cố gây chết người tại khoa chạy thận nhân tạo của Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho thấy việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị y tế hiện nay bộc lộ nhiều vấn đề và vẫn còn nhiều 'lỗ hổng'. Với bất kể ngành nào, sự tắc trách đều khó chấp nhận, riêng đối với ngành Y tế thì càng không thể chấp nhận bởi “sai một ly đi một dặm”. Do vậy, điều người bệnh cần là sự tận tâm, trách nhiệm của mỗi nhân viên và người đứng đầu mỗi cơ sở y tế

 

Việc không nên kiêm nhiệm mà vẫn kiêm nhiệm

Ở nước ta, bệnh nhân có nhu cầu chạy thận nhân tạo rất nhiều. Hiện toàn quốc có hơn 20.000 bệnh nhân đang được điều trị bằng lọc máu chu kỳ tại hơn 100 cơ sở y tế có dịch vụ này trên toàn quốc, từ tuyến trung ương đến tỉnh, huyện. Đơn cử, tại BV Thận Hà Nội, do đây là cơ sở chuyên ngành chạy thận lớn nên hàng ngày lượng bệnh nhân tới khám điều trị các bệnh về thận và lọc máu rất đông. Chỉ riêng số bệnh nhân chạy thận định kỳ tại BV là trên 400 người/ngày, BV phải tổ chức chạy thận tới 3 ca để đáp ứng nhu cầu lọc máu của người bệnh. Hiện nay, hệ thống hơn 60 máy chạy thận của BV phải làm việc trung bình từ 12 - 15 tiếng/ngày.
 

Nói về quy trình chạy thận, các bác sĩ cho rằng, chạy thận nhân tạo là kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật này đã được phổ biến đến tuyến quận, huyện và các tuyến cũng đang hoạt động rất tốt. Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo của BV Bạch Mai cho rằng có nhiều yếu tố phải tuân thủ để ca lọc máu an toàn, trong đó nguồn nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn là tối quan trọng. Nước được ví như trái tim của cuộc lọc bởi nếu bẩn, bị rêu hay nhiễm khuẩn, lập tức bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
 

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lọc máu, mỗi lần lọc, máu của bệnh nhân phải tiếp xúc với dịch lọc, mỗi bệnh nhân cần khoảng 120 - 150 lít nước RO/01 lần lọc máu (4 giờ). Nếu nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không chỉ tức thì đến cuộc lọc (gây bệnh cảnh lâm sàng phức tạp), mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có bộ phận riêng để kiểm tra chất lượng nước hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm (tùy mức độ kiểm tra). Tại các Khoa Thận của tuyến BV trung ương,… luôn có những nhân viên chỉ chuyên làm việc này, mỗi buổi sáng sẽ kiểm tra các chỉ số để đảm bảo an toàn cho cuộc lọc máu, lấy nước làm xét nghiệm, kiểm tra làm sạch đường ống cung cấp nước R.O hàng tháng theo định kỳ và nhiều các kiểm tra khác theo quy định chặt chẽ. Đối với các BV tuyến dưới do khó khăn về nhân lực, chưa thể có người để giám sát riêng như BV tuyến trên nên đa phần vẫn kiêm nhiệm, trong khi yêu cầu chuyên môn là phải có ít nhất một người chuyên trách dưới sự kiểm soát của trưởng khoa lọc máu.
 

Để hạn chế tai biến khi chạy thận nhân tạo, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện đồng thời 3 giải pháp là quản lý hành chính tốt, kiểm soát môi trường và thực hành tốt kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc, điều trị. Các BV cần thực hiện những giải pháp về chuẩn hóa quy trình chạy thận nhân tạo, đầu tư thêm thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ công tác điều trị và chăm sóc,…
 

Cần có một bộ tiêu chuẩn
 

Cùng với đó, việc bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ rất quan trọng, theo đó phải kiểm tra tất cả các khâu. Khi các cơ sở y tế tiến hành bảo dưỡng trang thiết bị cần phải thuê các đơn vị có năng lực để bảo đảm chất lượng và phía cơ sở y tế cần phải kiểm tra. Có nhiều tai biến do kỹ thuật, có tai biến do thuốc, có tai biến do máy móc, tất cả đều có thể xảy ra. Vì thế, phải kiểm tra một cách cẩn trọng chứ không được chủ quan ở bất kỳ bước nào vì có thể chỉ một chút sơ suất nhỏ sẽ dẫn đến phải trả giá vô cùng đắt, thậm chí trả giá bằng tính mạng bệnh nhân. Tất cả các trang thiết bị sử dụng trong các cơ sở y tế đều phải tuân thủ quy trình kiểm định rất nghiêm ngặt từ khâu sản xuất đến sử dụng. Vụ việc tại Khoa Thận nhân tạo BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã xảy ra sự cố y khoa trong quá trình chạy thận khiến 18 bệnh nhân bị tai biến hồi cuối tháng 5 vừa qua là bài học xương máu đắt giá để cảnh báo cho các cơ sở y tế, không chỉ riêng về chạy thận mà tất cả các kỹ thuật y tế đều phải vô cùng thận trọng.
 

Yêu cầu là vậy nhưng thực tế nhiều khi không như mong muốn. Phân tích về công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị y tế hiện nay, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức - Cấp cứu và Chống độc Việt Nam thẳng thắn nói: “Để giúp các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên làm tốt công việc cần phải có hệ thống trang thiết bị y tế và có đội ngũ bảo dưỡng, bảo trì máy móc thường xuyên. Tôi đã đi nhiều nơi, trực tiếp “cầm tay chỉ việc” tại các tuyến y tế cơ sở, điều nhận thấy là công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị y tế hiện nay chưa tốt, nguồn nhân lực phục vụ vừa thiếu, vừa yếu”.
 

Các chuyên gia cho hay, để hạn chế các sự cố chạy thận nhân tạo đáng tiếc tái diễn cần phải có một bộ tiêu chuẩn cho đơn vị lọc máu thật chặt chẽ. Ví dụ: buồng bệnh (diện tích, không gian), máy thận, vật tư, nhân lực, hệ thống xử lý nước... đủ để thực hiện công tác điều trị. Nếu không đủ các yêu cầu theo bộ tiêu chuẩn này sẽ không được triển khai kỹ thuật thận nhân tạo. Như ở nước ngoài, quy định về thận nhân tạo rất chặt, họ có bộ phận giám sát riêng, yêu cầu cơ sở phải trình được đánh giá hiệu quả buổi lọc, hoặc kết quả xét nghiệm nước trong vòng một thời gian nhất định. Nếu các chỉ số không đạt, đơn vị đó sẽ không được tiếp tục lọc máu cho bệnh nhân. Do đó, để đảm bảo chất lượng các cuộc lọc máu, cần phải có bộ phận giám sát riêng về thận nhân tạo.
 

Đơn vị giám sát này có trách nhiệm kiểm tra và chịu trách nhiệm kiểm tra về mọi mặt tại các đơn vị chạy thận nhân tạo. Nếu chưa thể tổ chức ở quy mô rộng thì mỗi Sở Y tế cũng có thể thành lập một bộ phận giám sát với sự tham gia của cán bộ am hiểu về thận nhân tạo. Trong khi kinh phí của ngành Y tế còn khó khăn thì vấn đề xã hội hóa là quan trọng để giúp ngành Y tế mua sắm trang thiết bị, phục vụ công tác khám chữa bệnh và thực hiện được các kỹ thuật cao. Do đó, luôn cần đề phòng việc xã hội hóa các máy móc chưa đảm bảo chất lượng, cũng như xã hội hóa làm cho dịch vụ đắt lên, làm tăng giá dịch vụ khiến người dân không thể chi trả. Nếu làm nghiêm túc, có sự kiểm tra, thanh tra thật tốt, kỹ càng, khách quan thì xã hội hóa y tế sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại.
 

TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai cho biết“Chạy thận nhân tạo là kỹ thuật khá phức tạp, nhưng nếu thực hiện đúng quy trình thì sẽ không xảy ra các biến chứng. Hiện nay, quy trình lọc máu được kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị đã được Bộ Y tế ban hành. Do đó, dù là BV tuyến trên hay tuyến dưới khi thực hiện kỹ thuật này phải thông qua các danh mục kỹ thuật được đăng ký, được Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp phép”.
 

Ông Hà Huy Thắng – Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội nói "Quá trình chạy thận đã được quy định rất rõ ràng, các đơn vị chạy thận đều phải thực hiện. Tuy nhiên, quy trình chạy thận nếu không được theo dõi kiểm tra thường xuyên thì sẽ rất dễ có sai phạm. Đặc biệt, trong quá trình chạy thận xảy ra sai sót nhưng không ai phát hiện hoặc giám sát thì sẽ khiến người bệnh xảy ra tai biến bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng”.
 

Tiến sỹ Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Trong quá trình chạy thận nhân tạo luôn cần giám sát năng lực người thực hiện bảo dưỡng các thiết bị y tế. Thứ nhất, những người bảo dưỡng, bảo trì thiết bị y tế phải có chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ hai là phải có tư cách pháp nhân, tức là kỹ sư của bệnh viện hay đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng phải biết, phải có chứng chỉ hành nghề”.
 

Sưu tầm

Tin tức cùng chuyên mục
Những điều mà AI có thể làm trong y tế
Những điều mà AI có thể làm trong y tế
Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Đặc biệt với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo thì các đối tượng như bác sĩ, bệnh viện, công ty bảo hiểm và các ngành có quan hệ tới chăm sóc sức khỏe đều bị ảnh hưởng trong nhiều trường hợp đó là những ảnh hướng tích cực hơn các ngành công nghiệp khác.
Top 6 phần mềm quản lý phòng khám tư tốt nhất, bạn đã biết?
Top 6 phần mềm quản lý phòng khám tư tốt nhất, bạn đã biết?
Nếu search trên google với từ khóa "phần mềm quản lý phòng khám" , chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi có rất nhiều phần mềm đến từ các đơn vị cung cấp khác nhau, điều này làm bạn bối rối? Chúng tôi đã tìm hiểu và lọc thông tin, tìm ra top 6 phần mềm quản lý phòng khám để bạn tham khảo, cùng xem bài viết dưới đây nhé!
Nghị quyết 30/NQ-CP mới ban hành tháo gỡ khó khăn về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
Nghị quyết 30/NQ-CP mới ban hành tháo gỡ khó khăn về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế
Bộ Y tế tham mưu, trình Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc,trang thiết bị Y tế
Cảnh báo: Đừng bao giờ ăn muộn!
Cảnh báo: Đừng bao giờ ăn muộn!
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng, so với việc ăn sớm hơn trong ngày, ăn muộn có thể thúc đẩy tăng cân và có tác động bất lợi đến quá trình chuyển hóa năng lượng và các dấu hiệu nội tiết tố có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Thực hư về chuyện lá ớt chữa đột quỵ
Thực hư về chuyện lá ớt chữa đột quỵ
Lá ớt chữa đột quỵ là bài thuốc được nhiều người truyền tai nhau. Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não là nỗi ám ảnh của mọi người, đặc biệt là những người lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp… Bởi vậy các phương pháp điều trị đột quỵ được nhiều người tìm kiếm, trong đó là ớt là một trong bài thuốc được biết đến nhiều nhất về tác dụng phục hồi và điều trị tai biến. Nhưng sự thật có phải như thế?
Thực hư chuyện sơ cứu đột quỵ bằng kim
Thực hư chuyện sơ cứu đột quỵ bằng kim
Phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp được cộng đồng mạng truyền nhau thời gian gần đây. Tuy nhiên thực hư của các sở cứu này như thế nào? Nó có thật sự hiệu quả? Dưới cái nhìn của Y Khoa thì có nên thực hiện sơ cứu khi bị tai biến bằng kim không?
Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi 2023
Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi 2023
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều 9/1/2023, với đa số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Vậy luật KCB sửa đổi lần này có gì thay đổi nổi bật?
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim
Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Rối loạn nhịp tim là nguyên chủ yếu của nhiều trường hợp đột tử hiện nay. Người bị rối loạn nhịp tim ngoài uống thuốc và sử dụng các phương pháp điều trị can thiệp cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý như: các món rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc, thịt cá...
Thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh tại phòng khám, bệnh viện
Thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh tại phòng khám, bệnh viện
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, trở thành chủ trương của Nhà nước. Ngành y tế cũng không nằm ngoài xu thế này và nhiều bệnh viện đã và đang triển khai các các phương thức thanh toán điện tử đối với viện phí, nhằm mục tiêu giảm thủ tục và thời gian đợi chờ cho người bệnh.
Các lợi ích khi áp dụng phần mềm quản lý phòng khám nhi
Các lợi ích khi áp dụng phần mềm quản lý phòng khám nhi
Việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý từ lâu đã giúp cho chủ phòng khám nhi có thể quản lý tốt hơn, giúp bác sĩ có thể an tâm khám chữa bệnh, đồng thời hỗ trợ công việc của phòng khám vận hành theo quy chuẩn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những lợi ích cụ thể mà phần mềm quản lý phòng khám nhi đem lại.
Tại sao tắm đêm bị đột quỵ? Cách xử trí và phòng ngừa
Tại sao tắm đêm bị đột quỵ? Cách xử trí và phòng ngừa
Thời gian gần đây, báo chí thường xuyên đưa tin về các trường hợp tắm đêm đột quỵ và không được sơ cứu kịp thời dẫn tới tử vong. Dù báo chí, truyền hình đã nhiều lần đưa tin cảnh báo về tình trạng đột quỵ do tắm đêm tuy nhiên vẫn còn nhiều người thờ ở và giữ thói quen xấu này dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng.
Nhồi máu cơ tim là gì? 8 điều quan trọng cần lưu ý
Nhồi máu cơ tim là gì? 8 điều quan trọng cần lưu ý
Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người đang mắc bệnh mạch vành. Đây là một bệnh lý xảy ra đột ngột và có tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người cần trang bị các kiến thức như cấp cứu nhồi máu cơ tim, dấu hiệu - triệu chứng phát bệnh...
Uống trà Lipton có mất ngủ không? Sự thật có như lời đồn?
Uống trà Lipton có mất ngủ không? Sự thật có như lời đồn?
Uống trà Lipton có mất ngủ không?Trà lipton là thức uống được nhiều người lựa chọn do đặc điểm dễ uống, nồng độ đường thấp. NGoài ra, đây cũng là món được lựa chọn làm quà tặng người thân trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, bạn đã thực sự nắm được các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của trà lipton đối với giấc ngủ và cơ thể chưa?
Top 7 những dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng
Top 7 những dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng
Dấu hiệu đột quỵ hay tai biến mạch máu não thực chất xuất hiện trước cơn đột quỵ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng ấy thường xuyên bị bỏ qua. Tới khi đột quỵ xảy ra bất ngờ có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm: tần tật, liệt toàn thân thậm chí tử vong. Hãy nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ nhẹ và nặng cảnh báo cơn đột quỵ cùng những phương pháp phát hiện dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ.
Góc nhìn Y học về việc đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
Góc nhìn Y học về việc đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
Phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ được truyền tai nhau như 1 cách đơn giản để kiểm tra đột quỵ tại nhà. Điều này đã tạo nên một trào lưu trên cộng đồng trên khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok.. trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng. Trước đó, đã có hơn 2000 người tham gia hưởng ứng thử thách này. Tuy nhiên, phương pháp đứng 1 chân test đột quỵ có thật sự chính xác?
Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?
Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?
Nhiều người bệnh cho rằng bệnh đột quỵ và bệnh tai (tai biến mạch máu não) là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì thực chất chúng chỉ chung một căn bệnh cấp tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Lợi ích mà hệ thống PACS đem lại trong y tế
Lợi ích mà hệ thống PACS đem lại trong y tế
Việc triển khai hệ thống PACS cho các cơ sở khám chữa bệnh sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong hoạt động quản lý.
Bạn đã biết gì về AI trong y tế?
Bạn đã biết gì về AI trong y tế?
Chắc hẳn đến giờ không còn ai xa lạ với khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI) nữa. Theo xu hướng công nghệ 4.0, AI được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như: giáo dục, xe cộ, các thiết bị di động, mua sắm ..... Và đặc biệt là trong y tế, có thể nói ứng dụng của AI trong việc chăm sóc sức khỏe con người là ứng dụng có ý nghĩa thực tế nhất bởi nó liên quan mật thiết với sự sống của chúng ta. Vậy cụ thể AI đóng vai trò gì trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, cùng Nanosoft điểm qua nhé!
Cúm B: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và vaccine
Cúm B: Nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị và vaccine
Cúm B là căn bệnh phổ biến vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa Đông Xuân. Cúm B dễ dàng truyền nhiễm từ người với người qua đường hô hấp: hắt hơi, nói chuyện... và có thể gây các biến chứng nguy hiểm ở người chưa được tiêm phòng, người có sức đề kháng kém. Tại Việt Nam trong các bệnh do virus gây ra thì cúm B là phổ biến hơn cả. Vậy người bệnh cần nắm được những thông tin gì về bệnh cúm B?
Chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử
Chữ ký số trong hồ sơ bệnh án điện tử
Tính đến thời điểm hiện tại, việc đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đẩy mạnh việc triển khai Thông tư số 54/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử đã được triển khai ở nhiều đơn vị y tế, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đồng đều.
Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfLKUaRdZ9gClgxwRPKy9C7QY6P3sdpnwAfKkZgMpHxAdLb0A/viewform
Support
Hãy gọi tới số 1900 4757 chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ bạn xử lý mọi sự cố phát sinh 24/7.
Hotline
081.263.8888 - 0914.633.643 - 1900 4757 Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các giải pháp
Email
Hãy gửi yêu cầu của bạn tới địa chỉ Email: info@nanosoft.vn. Chúng tôi sẽ giải quyết và phản hồi một cách nhanh nhất.
Phiên bản máy tính
Liên hệ với Nanosoft
[A]: Số 2 C9B Tô Hiệu - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
[O]: Số 1 ngách 163/8 Nguyễn Khang, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
[T]: 1900 4757 -  Fax: 024 7301 2134
[W]: www.nanosoft.com.vn
[E]: info@nanosoft.vn
Thông tin liên hệ các bộ phận
Bộ phận kinh doanh
024 7301 2134
Bộ phận hỗ trợ
1900 4757
Thành viên của các tổ chức
Dun
© Bản quyền thuộc về Nanosoft.com.vn
Call now 0914 633 643